Khuyên tai không chỉ là phụ kiện làm đẹp mà còn là cách thể hiện cá tính và phong cách riêng của mỗi người. Bài viết “Tổng hợp những vị trí xỏ khuyên tai đẹp nhất cho nam và nữ” của Fasetto sẽ giúp bạn khám phá những vị trí xỏ khuyên tai độc đáo, từ cổ điển đến hiện đại, phù hợp với cả nam và nữ. Hãy cùng tìm hiểu để lựa chọn cho mình những điểm nhấn hoàn hảo và thời thượng nhất!
Những vị trí xỏ khuyên tai đẹp và cá tính
Xỏ khuyên tai là gì?
Xỏ khuyên tai là quá trình tạo một lỗ nhỏ trên tai, thường là ở dái tai hoặc các vị trí khác trên vành tai, để đeo các loại trang sức như khuyên tai, vòng tai, hay khuyên nụ. Thường được thực hiện bằng kim hoặc súng bắn lỗ và sau khi lỗ xỏ được tạo, bạn có thể đeo khuyên tai tùy theo sở thích.
Xỏ khuyên tai là một phong tục và phong cách làm đẹp phổ biến ở nhiều nền văn hóa, mang tính thẩm mỹ, tín ngưỡng, thể hiện cá tính riêng của người đeo.
Các vị trí xỏ khuyên tai
Các vị trí xỏ khuyên
Xỏ lỗ đơn
Đây là lỗ xỏ cơ bản và ít gây đau nhất. Tất cả các thiết kế khuyên tai trên thị trường đều phù hợp với lỗ xỏ này.
Xỏ lỗ đơn cơ bản
Vị trí xỏ lỗ đơn nằm ngay phần thịt mềm của dái tai, dễ dàng nhìn thấy bất kể tóc dài hay ngắn.
Xỏ lỗ đơn
Xỏ lỗ đúp
Lỗ đúp được xem là “cấp độ nâng cao” của xỏ lỗ đơn với hai vị trí gần nhau. Vị trí xỏ lỗ đúp cũng nằm ở dái tai, bao gồm một lỗ đơn và một lỗ gần kề.
Xỏ lỗ đúp
Xỏ lỗ ba
Xỏ lỗ ba thể hiện sự “đơn giản nhưng khác biệt”, người ta thường đeo ba khuyên giống nhau hoặc khác nhau đều rất đẹp.
Xỏ lỗ ba cơ bản
Xỏ lỗ ba biến tấu
Xỏ vành tai
Xỏ vành tai là một kiểu rất phổ biến trong giới trẻ hiện đại, với nhiều kiểu dáng và mẫu mã cho bạn lựa chọn! Bạn có thể xỏ ở bất kỳ vị trí nào trên vành tai (sát mép ngoài) để tạo điểm nhấn.
Xỏ khuyên vành tai quen thuộc
Xỏ khuyên vành tai nữ và nam
Xỏ vành tai trước – Forward Helix Piercing
Kiểu xỏ vành tai trước cũng là một dạng khá cơ bản và dễ xỏ, mau lành và có nhiều thiết kế ấn tượng. Đây là vị trí khá dễ gây “nhầm lẫn” vì diện tích xỏ vành tai trước thực ra lại nằm sâu trong tai, không phải sát mép ngoài!
Xỏ vành tai trước đeo 2 khuyên
Xỏ vành tai trước đeo 1 khuyên
Xỏ phía trong vành tai
Những mẫu bông tai xỏ trong vành tai thường dễ bị nhầm lẫn với xỏ khuyên vành vì vị trí khá gần nhau.
Xỏ phía trong vành tai
Xỏ phía trong vành tai đeo khuyên ngọc trai
Xỏ lỗ dây chuyền
Xỏ lỗ dây chuyền là kiểu xỏ nhiều lỗ gần nhau từ dái tai lên sụn vành tai. Bạn có thể phối những mẫu bông tai giống hoặc khác nhau để phù hợp với phong cách của mình nhé!
Xỏ dây chuyền
Xỏ lỗ đúp ngược – Transverse Lobe Piercing
Xỏ lỗ đúp ngược có vẻ là một khái niệm chưa phổ biến, thường xỏ ở phần mềm dưới dái tai. Với kiểu xỏ này, bạn nên đeo những loại khuyên nhỏ, không quá nặng.
Kiểu xỏ này sẽ mang lại phong cách cá tính mạnh mẽ cho người đeo.
Xỏ lỗ đúp ngược dưới dái tai
Xỏ lỗ đúp ngược 2 bên dái tai
Xỏ vị trí Daith
Vị trí Daith nằm ở phần sụn bên trong tai. Vị trí xỏ này sẽ được thực hiện ở hai bên phần sụn cứng gần lỗ tai. Bạn hãy xem hình dưới đây để hình dung rõ hơn nhé!
Xỏ vị trí Daith
Xỏ vị trí Helix
Helix là tên gọi cho xỏ khuyên ở vị trí cao trên vành tai. Người ta thường phối 2 – 3 loại bông tai trên diện tích này để tạo điểm nhấn thu hút.
Xỏ vị trí Helix
Xỏ vị trí Helix với khuyên hình hoa
Xỏ lỗ ngang Scaffold/Industrial
Đây là kiểu xỏ khuyên cực kỳ “cool” vì thường thấy ở những bạn trẻ có phong cách cá tính, mạnh mẽ. Xỏ lỗ ngang được xem như một “biến tấu” của xỏ vành tai, chỉ cần bạn đeo chiếc khuyên chuyên dụng cho vị trí này.
Xỏ lỗ ngang Scaffold/Industrial
Xỏ lỗ ngang
Xỏ vị trí Rook
Vị trí xỏ khuyên tai Rook hơi phức tạp và đòi hỏi tay nghề cao. Đây là vị trí sụn gập lại, có độ cứng và gần như dày nhất trên tai, nằm ở một vị trí khá khuất. Vì vậy, bạn hãy tìm những địa chỉ xỏ khuyên có uy tín nhé!
Xỏ vị trí Rook
Xỏ vị trí Rook
Xỏ vị trí Tragus – Tragus Piercing
Đây là vị trí nhỏ, phù hợp với những chiếc khuyên bé xinh nhưng không kém phần ấn tượng. Đây là phần sụn nhỏ của tai, kỹ thuật xỏ không yêu cầu quá cao.
Vị trí Tragus
Vị trí Tragus
Xỏ vị trí Anti-tragus Piercing
Ngược lại với Tragus, Anti-tragus là phần đối diện với vị trí Tragus, cũng phù hợp với những thiết kế bông tai nhỏ và tinh tế.
Xỏ vị trí Anti-Tragus
Xỏ vị trí Conch – Conch Piercing
Vị trí Conch nằm ngay trung tâm tai, nơi bạn có thể đeo khuyên đính đá hoặc khuyên tròn, tạo nên vẻ đẹp cực kỳ ấn tượng.
Xỏ vị trí Conch
Xỏ vị trí Flat – Flat Piercing
Đây là phần bằng phẳng nhất trên tai, nơi mà nhiều bạn trẻ thường kết hợp 2 – 3 khuyên để tạo sự nổi bật và thu hút ánh nhìn.
Xỏ vị trí flat
Xỏ vị trí Snug – Snug Piercing
Đây là vị trí khá đặc biệt và không nhiều người chọn xỏ khuyên ở đây. Đây là phần sụn dày nhất trên tai, xỏ khuyên Snug sẽ rất nổi bật vì nằm ở vị trí dễ thấy.
Xỏ vị trí Snug
Xỏ vị trí Snug
Phối hợp nhiều lỗ xỏ
Bên cạnh việc chỉ xỏ 1 lỗ duy nhất, bạn cũng có thể kết hợp nhiều lỗ xỏ với những kiểu khuyên khác nhau để thể hiện cá tính của mình! Việc phối khuyên tai như vậy tùy thuộc vào thẩm mỹ của bạn, nhưng cũng đừng nên đeo quá nhiều để tránh gây rối mắt nhé.
Phối hợp nhiều lỗ xỏ
Phối hợp nhiều lỗ xỏ
2. Cách chăm sóc lỗ xỏ khuyên tai
Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh lỗ xỏ
Trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến lỗ xỏ, như điều chỉnh khuyên tai hoặc kiểm tra vùng da đang lành, bạn hãy rửa tay thật sạch, tránh dùng nước rửa tay có cồn để không gây kích ứng.
Rửa tay sạch sẽ
Vệ sinh lỗ xỏ và khuyên tai thường xuyên
Sau khi rửa tay, hãy vệ sinh lỗ xỏ và khuyên tai thường xuyên bằng nước muối sinh lý để đảm bảo vệ sinh và tránh kích ứng. Dùng nước muối sẽ làm sạch mà không làm da khô, chỉ cần lau mặt trước và mặt sau của lỗ xỏ bằng bông gòn là đủ!
Vệ sinh khuyên tai và lỗ xỏ bằng nước muối biển
Sử dụng nước muối hoặc thuốc mỡ, kháng sinh dạng bôi để sát khuẩn lỗ xỏ
Bạn hãy sát khuẩn lỗ xỏ bằng bông gòn hoặc tăm bông chấm cồn hoặc thuốc mỡ, thuốc kháng sinh dạng bôi. Việc sát khuẩn sẽ giúp vết thương mau lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nhưng hãy chú ý ngưng sử dụng nếu phần da bị khô quá nhé!
Sát khuẩn lỗ xỏ
Chỉ dịch chuyển khuyên tai khi đã được làm ẩm
Nếu da khô, việc dịch chuyển khuyên tai có thể làm lỗ xỏ bị nứt và chảy máu. Vì vậy, chỉ nên xoay khuyên tai khi da còn ẩm, ngay sau khi vệ sinh tai nhé!
Chỉ dịch chuyển khuyên tai khi da ẩm
Xác định thời gian và dấu hiệu lành của vùng xỏ khuyên tai
Mỗi vị trí xỏ khuyên sẽ có thời gian lành khác nhau, có thể từ vài tháng đến tận 1 năm. Khi mô ngừng đau, sưng và không tiết dịch, đồng thời các vết đỏ biến mất, đó là lúc lỗ xỏ đã hoàn toàn lành.
Chú ý thời gian và tình trạng của lỗ xỏ
Những lưu ý khi xỏ khuyên tai
Chải tóc cẩn thận, buộc tóc cao để tránh vướng vào lỗ xỏ
Hãy chải tóc và buộc tóc cẩn thận để không vướng vào khuyên tai khi mới xỏ, vì lực kéo và ma sát có thể làm kích ứng và làm chậm quá trình lành lặn của vết thương!
Buộc tóc gọn gàng
Tránh chạm vào lỗ xỏ hoặc để đồ vật khác vướng vào
Bạn nên chú ý nhiều cho tới khi lỗ xỏ lành lại, tránh chạm vào lỗ xỏ khi tay chưa vệ sinh sạch sẽ, hoặc lỡ làm vướng vào tai, để giữ cho lỗ xỏ không bị rách và nhiễm trùng.
Tránh để đồ vật vướng vào lỗ xỏ
Không tiếp xúc với hóa chất, đi bơi hoặc nước nóng khi vết xỏ chưa lành
Khi lỗ xỏ còn mới, bạn không nên tiếp xúc với hóa chất hoặc nước nóng, không đi bơi để tránh chất bẩn và độc hại bám vào vết thương hở.
Không đi bơi hoặc tiếp xúc hóa chất
Giặt áo gối, mền sạch sẽ
Đây là điều rất đơn giản nhưng nhiều người lại thường bỏ qua! Bạn nên giặt áo gối và chăn mền sạch sẽ để tránh lây lan vi khuẩn và bụi bẩn khi nằm nhé!
Giặt chăn gối sạch sẽ
Nếu lỗ xỏ bị đau, chảy mủ thì đến ngay bác sĩ
Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc nhiễm trùng lỗ xỏ, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị. Các dấu hiệu nhiễm trùng dễ nhận biết như:
- Tai đau và sưng sau khoảng một tuần xỏ khuyên.
- Lỗ xỏ chảy mủ hoặc dịch có màu sẫm.
- Vùng da xung quanh lỗ xỏ nổi đỏ hoặc hồng đậm.
- Chảy máu liên tục.
Chú ý tình trạng nhiễm trùng
Fasetto hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều ý tưởng mới về những vị trí xỏ khuyên tai ấn tượng. Đừng ngần ngại thử sức và tự tin thể hiện phong cách riêng của mình. Cảm ơn bạn đã đọc, chúc bạn luôn tự tin và tỏa sáng!